Chợ Nổi Cái Răng – Cần Thơ
Biểu tượng du lịch tại Cần Thơ trong suốt những năm qua ! Nhiều du khách thắc mắc không biết tại sao lại đặt tên là “ Cái Răng”. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn gốc của “Chợ Nổi Cái Răng”
Tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Từ đó mà khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi.
Tuy nhiên, trong cuốn “Tự vị” tiếng nói miền Nam của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển thì nói khác. Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng.
Nguồn Gốc Hình Thành
Chợ nổi hình thành là vì thuở xưa hệ thống giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong giao thương hàng hóa, việc đi lại của người dân luôn gắn liền với những con kênh, nhánh sông…. Thông qua xuồng, ghe, tắc ráng của thương lái từ các tỉnh lân cận đổ về, từ đó chợ nổi dần phát triển một cách nhộn nhịp, mang đặc trưng văn hoá riêng của vùng đất Tây Đô.
Chợ nổi Cái Răng được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20 với hơn 100 năm hình thành và phát triển, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử và chủ yếu buôn bán sỉ và lẻ các loại nông sản, trái cây, đặc sản của vùng và cũng từng là nơi thu mua lúa gạo lớn nhất miền tây của người hoa kiều.
Đến Chợ Nổi Cái Răng có một điều rất thú vị đó là Người bán dùng một cây sào dài chống ngay trước mũi ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những nông sản mà mình muốn bán chẳng hạn như bán cam thì người bán treo lên vài quả cam, bán xoài thì treo vài trái xoài, bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía. Và người dân gọi đó là “Cây Bẹo”. Từ “bẹo” trong dân gian có nghĩa là chưng ra, là đưa ra để khêu gợi, chọc tức. Còn với các tiểu thương chợ nổi thì “bẹo” lại được hiểu là bài lên, bài ra để mời gọi người mua.
Vị Trí
Chợ nổi Cái Răng nằm trên nhánh sông Cái Răng thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Cách cầu Cái Răng khoảng 600m, cách trung tâm tp Cần Thơ 6km, mất khoảng 30p nếu đi thuyền từ Bến Ninh Kiều ( qua 4 cây cầu lần lượt là cầu Quang Trung, cầu Hưng Lợi Cầu Trần Hoàng Na và cầu Cái Răng) Ngoài ra du khách cũng có thể chọn lựa cho mình phương tiên khác để đến Chợ Nổi Cái Răng như cano , hoặc kết hợp giữa đường bộ và đường thủy từ bến Ninh Kiều.
Thời điểm lý tưởng để tham quan chợ nổi cái răng ?
Du khách có thể đến tham quan Chợ Nổi Cái Răng quanh năm và khoảng thời gian thích hợp để tham quan là từ 5:00 sáng mỗi ngày, trong khoảng thời gian này thì khí hậu mát mẻ và cũng là lúc bình minh vừa lên thật đẹp biết bao. Bên cạnh đó buổi sáng cũng là khoảng thời gian giao thương tấp nập nhất trong một ngày.
Chợ nổi bán những gì ?
Thương lái thường bán các loại nông sản, trái cây ( xoài, bưởi, chôm chôm,….), hàng tiêu dùng ( quần áo, mỹ phẩm, bánh kẹo,….). và các “Ghe” di động bán đồ ăn, thức uống trên sông với các món ăn như Bún Riêu, Hủ Tiếu, Cháo, Bánh Canh…..
Đi Chợ Nổi Cái Răng Kết Hợp Với Tham Quan Các Nghề Truyền Thống
Sau khi đi chợ nổi Cái Răng, bạn nên kết hợp ghé thăm làng nghề truyền thống làm hủ tiếu để tìm hiểu công đoạn làm ra sợi hủ tiếu nổi tiếng khắp nơi của vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”. Tận tay tham gia các công đoạn làm hủ tiếu và thưởng thức các món từ hủ tiếu thơm ngon và đặc biệt Du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trải nghiệm món ăn có tên rất hiện đại “ Pizza Hủ Tiếu”.
Nếu như nhắc đến Hà Nội, người ta nhớ đến món phở, thì khi ghé thăm Nam bộ, không thể không nói đến hủ tiếu. Ở thành phố Cần Thơ hiện nay xuất hiện nhiều hộ gia đình làm hủ tiếu truyền thống.Bạn nên tham quan lò hủ tiếu Cần thơ vào buổi sáng để có thể tận mắt thấy hết được từng công đoạn làm ra sợi hủ tiếu gạo dai dai và du khách cũng có thể được trải nghiệm làm thử hủ tiếu.
Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết gia truyền của riêng mình trong từng công đoạn để tạo ra sợi hủ tiếu màu trắng đục ngon nổi tiếng. Nhưng quan trọng nhất là phải chọn hạt gạo trắng nõn, thon dài. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Du khách đến tham quan lò hủ tiếu được cho làm các công đoạn tráng bánh hủ tiếu và cắt sợi.
Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ nhưng có nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay con người. Khó nhất là tráng bánh và vớt bánh vì đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Đôi bàn tay nhẹ nhàng tráng một lớp bột lên mặt khuôn, dùng mặt đáy gáo múc bột xoay đều mặt khuôn để bánh không bị rổ hoặc dày mỏng không đều. Đậy nắp lại để hơi nước làm chín bột gạo. Người thợ nơi đây bằng sự sáng tạo của mình còn cho ra đời đủ các loại hủ tiếu với nhiều màu sắc, mỗi màu sắc là từ những nguyên liệu thiên nhiên. Màu đỏ của gấc, màu xanh lá của lá dứa, màu trắng từ bột gạo,…
Sau khi tráng, dùng một chiếc vợt tròn, vớt bánh ra vỉ và đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 3-4 tiếng. Công đoạn cuối cùng là cho bánh gạo vào máy cắt thành từng sợi hủ tiếu mỏng và dài.Ngắm nhìn người thợ làm hủ tiếu cần mẫn đứng tráng từng miếng bánh bên bếp lửa tỏa khói nghi ngút, nâng niu từng chiếc bánh mới thấy được sự vất vả và niềm yêu nghề truyền thống này. Hơi nước bốc lên khỏi mặt bánh, hòa quyện vào ánh nắng sớm, tạo nên bức tranh đơn sơ mộc mạc của người dân Miền Tây.
Đến với Chợ Nổi Cái Răng Quý khách còn biết được nhiều món đặc sản của miền Sông Nước và có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân và gia đình. Và lưu ý khi Quý khách đến Cần Thơ và tham quan Chợ Nổi trọn vẹn và ý nghĩa nhất nên đặt dịch vụ Tour tại các công ty du lịch uy tín, có hướng dẫn viên am hiểu văn hóa địa phương để được cung cấp đầy đủ nhất văn hóa địa phương và văn hóa kinh doanh Sông Nước.
Gre: Mekong Life Tour ( Hamori Group)
Trải nghiệm thực tế :
DĐ: 0907722096 – 0974720039 ( Mr Minh)