Top 5 món bún đậm chất miền tây
Miền Tây không những thu hút khách du lịch từ nhiều nơi đến bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những vườn cây trái sum suê mà còn làm say đắm biết bao thực khách bởi một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta hãy cùng Mekong Life Tour khám phá Top 5 món bún đậm chất miền tây – những món bún đặc trưng của các địa phương nơi đây.
1. Bún Nước Lèo
Bún nước lèo được ví là một đặc sản của Sóc Trăng cùng với bánh Pía. Bún nước lèo coi là món ăn đoàn kết nhất bởi món ăn là sự kết hợp tinh hoa giữa 3 dân tộc anh em Kinh – Hoa – Khmer nó được thể hiện qua mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc. Nồi nước lèo là sự hòa quyện của mắm và ngải bún và sả. Theo đó mắm thường được dùng là những loại có sẵn ở địa phương như : mắm cá sặc hoặc mắm bò hóc , ngải bún và sả để khử tạo mùi thơm cho nồi nước lèo và còn có topping đầy hấp dẫn như tép, thịt heo quay, cá lóc và bạn có thể ăn kèm với bắp chuối ( hoa chuối) bào, giá và thêm một miếng ớt nửa thì còn gì bằng.
2. Bún Cá
Bún Cá được xem là món ăn đặc sản An Giang nguồn có nguồn gốc từ Campuchia. Thành phần món ăn này khá đơn giản, chỉ bao gồm cá lóc, nước lèo, bún tươi nhưng khâu chế biến lại khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Để có nước lèo ngon và trong thì phải ninh xương ống, trong quá trình ninh phải căn hớt bọt liên tục, nếu không sẽ làm đục nước. Sau khi ninh xương, phần xương được vớt ra, nước để lắng, lọc qua nồi khác và tiếp tục đun sôi, nêm nếm gia vị gồm có mắm cá linh và mắm ruốc đã lược bỏ xác mắm. Phần cá trong món ăn này sử dụng cá lóc, được làm sạch nhưng giữ nguyên lòng cá. Cá luộc chín với xả và nghệ đập giập để có mùi thơm, màu đẹp và khử mùi tanh. Cá sau khi luộc, gỡ thịt, ướp gia vị và xào sơ qua với nghệ. Công đoạn kế tiếp là trụng bún, bỏ vào tô chỉ lưng tô, xếp lên trên là cá, một ít thịt heo quay, chan nước lèo và rắc thêm ít rau thơm, ăn kèm thêm một số loại rau khác như rau muống bào, bắp chuối thái sợi, rau sống kèm với đó là một ly trà đá nửa thì còn gì bằng đúng không nào. Mùi thơm của cá, quyện vị nước lèo khá đậm đà với màu vàng nhẹ khá bắt mắt từ nghệ…làm nên một món bún cá ngon ở Châu Đốc, rất giản dị nhưng có sức lôi cuốn hấp dẫn thực khách đến lạ kỳ.
3. Bún Mắm
Sau bún Cá thì bún Mắm cũng có xuất xứ từ đất nước Campuchia và hiện nay đã trở thành món bún đặc sản của vùng Miền Tây. Bún được nấu bằng mắm cá Linh hoặc cá Sặc. Nước dùng được nấu rất lâu với mắm sau đó sẽ thêm gia vị. Thời xưa, bún mắm được chế biến rất đơn giản và dân dã để dùng cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được dã ra, lọc lấy phần nước trong, nêm chút gia vị muối, đường và hành sả đun sôi và chắt phần bọt thể nước dùng được thơm và trong nhất. Nhưng về sau này, để đáp ứng được nhu cầu ẩm thực đa dạng và phong phú, người ta cho thêm những miếng cá, tôm, mực hoặc heo quay. Tạo nên những tô bún mắm với nhiều “màu sắc” và hấp dẫn hơn. Món bún mắm còn được ăn kèm với rau sống đặc trưng của vùng như : rau cù nèo, rau muống, bắp chuối thái nhỏ, giá đỗ , rau mùi.
4. Bún Suông
Trà Vinh không chỉ có bánh canh Bến Có, bún nước lèo hay mắm bò hóc mà còn có món bún Suông, một món ăn khiến du khách khi có dịp đến Trà Vinh thưởng thức đều bị ấn tượng với món bún có vị lạ miệng, hấp dẫn. Điểm đặc biệt nhất của món ăn này chính là phần suông dài, màu cam vô cùng bắt mắt Cọng suông được nặn từ những con tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu, và nêm nếm chế biến theo công thức truyền miệng từ xưa. Suông đạt chuẩn vị Trà Vinh là cọng suông tròn, đường kính nhỏ, dai, thơm tôm, không bị đứt khúc ngắn mà cọng phải dài như sợi bún . Sau khi nêm nếm, quết cho thịt tôm dai thì người nấu bắt đầu bỏ phần tôm vô bọc và nặn ra thành hình cọng vào nồi súp đang nấu, vừa giúp định hình phần suông vừa làm cho phần nước súp thêm ngọt thanh từ thịt tôm . Nước súp được hầm trên lửa nhỏ cùng với xương, móng, giò heo nên vị nước súp ngọt tự nhiên, không hề có vị bột ngọt rất tốt cho sức khỏe , thật đáng tiếc nếu bạn đến Trà Vinh mà không thưởng thức ngay món bún này.
5. Bún Bì
Nhắc đến các món bún Nam Bộ, mọi người thường nghĩ ngay đến bún mắm, bún cá… nhưng chẳng mấy ai biết đến món bún bì. Món bún độc lạ miền Tây này được coi như một món điểm tâm phổ biến, hấp dẫn bởi những cọng bún to, dai, ăn cùng với thịt heo khìa và đương nhiên không thể thiếu bì – thành phần quan trọng nhất của món ăn. Bên cạnh đó, một thành phần khác không thể thiếu món bún bì là nước mắm, bởi nó làm nên hương vị thơm ngon, hài hòa đặc biệt cho món ăn. Một tô bún bì sẽ gồm 4 tầng: rau, bún, thịt (nem nướng, thịt nướng) và một chút đồ chua, đậu phộng giã dập được chan ngập trong nước mắm. Sau một ngày lang thang ở miền Tây sông nước, được ngồi nhâm nháp món bún bì với đủ các nguyên liệu, cảm nhận hương vị cũng như sự độc đáo của món ăn cứ lan toả trong vòm miệng thì còn gì tuyệt bằng.
Cre: Loc Seven
Trải nghiệm thực tế :
DĐ: 0907722096 – 0974720039 ( Mr Minh)